Văn hóa Cao Câu Ly

Vương miện của vua Cao Câu Ly

Văn hóa của Cao Câu Ly hình thành dựa trên cái nền khí hậu của khu vực, tôn giáo, cũng như nhịp sống căng thẳng mà người dân phải nếm trải thông qua nhiều cuộc chiến tranh mà Cao Câu Ly tham dự vào. Tuy nhiên do nhiều tài liệu lịch sử về Cao Câu Ly đã bị thất lạc, chúng ta không biết được nhiều về văn hóa của quốc gia này.

Lối sống

Người dân Cao Câu Ly vận trang phục giống như kiểu Triều Tiên phục, trang phục truyền thống của người dân Triều Tiên ngày nay - tương tự như trang phục của các quốc gia lân cận trong thời Tam Quốc Triều Tiên. Nhiều bức tranh tường và đồ tạo tác thời kỳ này có miêu tả những vũ công mặc trang phục truyền thống của Cao Câu Ly.

Lễ hội và giải trí

Một bức tranh tường về con chim thần ba chân Tam túc ô (三足烏, 삼족오, Samchuko) trong một lăng mộ Cao Câu Ly.

Những thú giải trí thông dụng ở Cao Câu Ly là: uống rượu, hát hò, nhảy múa. Những cuộc thi đấu ví dụ như đấu vật thu hút rất nhiều khán giả.

Cứ mỗi tháng Mười, lễ hội Đông Minh (東盟, 동맹, Tongmaeng) được tổ chức nhằm tôn vinh các vị thần. Sau buổi tế lễ là các hoạt động như vui chơi, ăn uống,... Thông thường nhà vua là người chủ trì các nghi thức cúng tế tổ tiên trong lễ hội này.

Săn bắn là một thú giải trí dành cho nam giới, nó cũng là một trong những biện pháp luyện tập quân sự dành cho thanh niên trai tráng. Những đội săn thường cưỡi ngựa và săn các loài thú như hươu, nai,... hay các con vật khác bằng cung tên. Các cuộc thi bắn cung cũng được tổ chức. Cưỡi ngựa rất thịnh hành ở Cao Câu Ly, và vì vậy quân đội Cao Câu Ly có một sức mạnh đáng nể nhờ vào đội kỵ binh hùng hậu của nó.

Một bức tranh tường trong lăng mộ Cao Câu Ly.

Tôn giáo

Người Cao Câu Ly cũng có tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên, vong linh người chết.[35] Đông Minh Thánh Vương Cao Chu Mông, người lập ra quốc gia Cao Câu Ly, được người dân kính trọng và thờ phụng. Những nghi lễ cúng tế tổ tiên, thần thánh và cúng tế Cao Chu Mông được thực hiện trong lễ hội Đông Minh.

Những sinh vật thần thoại cũng được người Cao Câu Ly xem là linh thiêng. Rồngphượng được thờ cúng, và con chim thần ba chân Tam Túc Ô (三足烏, 삼족오, Samchuko) - biểu tượng của mặt trời - được xem là sinh vật mang nhiều sức mạnh hơn cả. Ta có thể tìm thấy nhiều bức vẽ về các sinh vật này trong di tích lăng mộ vương gia Cao Câu Ly.

Người Cao Câu Ly cũng tin vào "Tứ Tượng" (Sasin): Thanh Long (Ch'ŏngryong), Bạch Hổ (Paekho), Chu Tước (Chuchak), Huyền Vũ (Hyŏnmu).

Ssireum depicted on Goguryeo mural

Đạo Phật du nhập vào Cao Câu Ly năm 372.[36] Nó được Nhà nước Cao Câu Ly thừa nhận và việc truyền đạo được khuyến khích, vì vật rất nhiều chùa chiền, miếu mạo được xây dựng ở Cao Câu Ly. Tuy nhiên, ở Tân La và Bách Tế, nơi đạo Phật được truyền bá từ Cao Câu Ly, thì Phật giáo phát triển mạnh hơn cả nơi nó được truyền đi.[36]

Di sản của văn hóa Cao Câu Ly

Nghệ thuật Cao Câu Ly - được bảo tồn chủ yếu thông qua các bức tranh tường trong lăng mộ - nổi tiếng với những hình ảnh mang tính cường tráng và tràn đầy khí lực. Những bực họa chi tiết có thể được thấy trong các lăng mộ cổ của Cao Câu Ly và nhiều tác phẩm trang trí trên tường khác. Nhiều tác phẩm nghệ thuật này có phong cách rất độc đáo.

Di sản văn hóa Cao Câu Ly có thể được tìm thấy trong văn hóa Triều Tiên hiện đại, ví dụ như môn vật cổ truyền Ssirŭm (씨름)[37] Đài quyền đạo nguyên thủy,[38][39] vũ đạo Triều Tiên, hệ thống sưởi ấm ôn đột (溫突, 온돌, ondol) và Triều Tiên phục (Chosŏn-ot).(Brown 2006, tr. 18)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cao Câu Ly http://www.atimes.com/atimes/korea/FI11Dg03.html http://www.bartleby.com/65/ko/Korea.html http://www.britannica.com/eb/article-9045880/Kogur... http://www.britannica.com/ebc/article-9369333 http://dprk-cn.com/en/history/koguryo/ http://100.empas.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=2... http://books.google.com/books?vid=ISBN1419648934&i... http://www.kimsoft.com/KOREA/kogu.htm http://encarta.msn.com/encnet/refpages/search.aspx... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761586773/Kogu...